Thước cặp hay thước kẹp là dụng cụ đo cơ khí chính xác, được ứng dụng nhiều trong các ngành như cơ khí, nhôm kính, đồ gỗ… Thiết bị đo lường này trở nên quen thuộc đối với nhiều kỹ thuật viên, với sinh viên các trường cơ khí. Bài viết dưới đây tập trung hướng dẫn cách sử dụng sao cho chính xác và hiệu quả nhất.
Cách đo thước kẹp đơn giản
Chúng tôi hướng dẫn bạn cách dùng thước cặp cơ khí để bạn chủ động hơn trong thao tác của mình. Chú ý, tùy vào mục đích công việc và chi tiết vật liệu cần đo mà chọn lựa dải đo cho phù hợp. Thông thường thước đo cơ khí sẽ có các phạm từ 0-25cm, 25-50cm, hay 75-10cm… Độ chính xác của thước cặp cũng có độ chính xác khác như 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 mm.

5 bước sử dụng với thước cặp cơ khí.
Dưới đây là hướng dẫn đo thước kẹp cơ khí bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Trước khi tiến hành đom người dùng cần kiểm tra xem đã kéo hết du xích về vị trí 0 chưa? Đồng thời, kiểm tra bề mặt vật đo, cần đảm bảo chúng được vệ sính sạch sẽ.
- Bước 2: Khi thực hiện đo, người dùng cần giữ 2 mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
- Bước 3: Sử dụng hàm trên để đo đường kính bên trong và hàm dưới đo đường kính ngoài.
- Bước 4: Dùng vít giữ hàm cố định, sau đó đưa vật ra ngoài.
- Bước 5: Đọc kết quả trên thân thước chính và thước phụ.
Thực hiện theo cách đo thước kẹp nêu trên, chắc chắn bạn sẽ có kết quả đo với độ chính xác đảm bảo. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi thao tác, cần kiểm tra kỹ các bước thực hiện để tránh tối đa sai số không đáng có. Áp dụng cách dùng thước cặp này trong việc kiểm tra kích thước đường kính của vật xác định.
Hiện nay, để giúp tiết kiệm thời gian cho thợ cơ khí, thước cặp điện tử được đưa vào sử dụng giúp tính toán và hiển thị kết quả đo nhanh chóng với độ chính xác cao. Bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng dòng sản phẩm này.
Cách đọc thước kẹp cơ khí
Như đã nói, độ chính xác của thước cặp khác nhau với mỗi mã, vì vậy việc đọc thước cặp cũng có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc thước cặp cơ khí độ chính xác 0,02mm bởi đây được biết tới là dụng cụ được sử dụng nhiều nhất. Để đọc được chính xác chỉ số đo trên thước, bạn cần phải đọc cả 2 phần bao gồm phần nguyên trên thân thước chính và số thập phân trên thân thước, tiếp đó, cộng hai số lại với nhau để thu được kết quả.
- Đọc số nguyên
Số nguyên trên thước kẹp chính là kết quả trên thang đo chính. Để đọc được phần nguyên trên thân thước, bạn chỉ cần quan sát xem trên vạch số 0 (tức là vạch đầu tiên trên thước phụ đang ở vị trí nào so với chỉ số trên thước chính thì ta sẽ đọc chỉ số đó).
- Đọc phần thập phân
Để cho ra kết quả chính xác ở phần thập phân, bạn cần phải xem, vạch nào của thước phụ (hay gọi là du xích) trùng với vạch nào trên thước chính. Xem vạch trùng đó là vạch thứ bao nhiêu sau đó nhân với độ chính xác của thước. Nếu độ sai số là 0,02 ta nhân với 0,02.
Để nhanh chóng tìm được vạch trùng, bạn hãy xem ở vị trí của vạch O trên thước phụ đang nằm ở khoảng nào, từ đó có thể đoán được vạch trùng.

Đọc phần thập phân trên thước kẹp
Ví dụ: Vạch 0 của du xích nằm ở vị trí x, y với x là phần nguyên và y là phần thập phân. Áp dụng cách xem thước kẹp nêu trên, với mắt thường bạn có thể dễ dàng đoán được y sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn 5 và từ đó dễ dàng đoạn được vạch trùng nằm ở khoảng nào.
Tại sao lại đọc thước kẹp như vậy? Chúng tôi xin giải thích như sau: Đối với thanh thước chính, 2 vạch liên tiếp trên thước sẽ có khoảng cách là 1mm và đó là điều hiển nhiên. Với những thiết bị đo cơ khí có độ chính xác là 0,02 thì trên thước phụ, khoảng cách giữa 2 vạch liên tiếp là 0.98mm. Như vậy có thể thấy khoảng cách trên thước phụ sẽ ngắn hơn thước chính khoảng 0,02…
Khi không thực hiện phép đo, 2 hàm của thước cặp sẽ tiếp xúc với nhau và khoảng cách của nó là bằng 0. Lúc này, vạch đầu tiên trên thước phụ trùng với vạch đầu tiên trên thước chính, và vạch tiếp theo sau vạch số 0 trên thước phụ sẽ lùi so với vạch thứ nhất của thước chính là 0,02mm. Và khi đẩy như vật ta sẽ có được khoảng cách là 1 x 0,02=0,02mm. Nếu là vạch thứ 2 ta có 1 x 0,02, nếu là vạch thứ 49 ta có 0,02 x 49 = 0,98mm.
Nguồn: https://maydochuyendung.com/tin-tuc/chi-tiet/meo-do-va-doc-nhanh-ket-qua-tren-thuoc-cap-co-khi